Thị trường chứng khoán thường tăng vọt khi Fed nói (hoặc ám chỉ) rằng họ có thể cắt giảm lãi suất.
Ngược lại, thị trường sẽ giảm khi Feb công bố kế hoạch tăng lãi suất.
Các nhà giao dịch thường theo dõi và xem xét kỹ lưỡng mọi động thái của chủ tịch Fed – kể cả những lần ông ấy giật lông mày cũng có thể là manh mối về hành động tiếp theo của Fed.
Vậy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là gì? Tại sao lại nói The FED là cơ quan quyền lực nhất thế giới?
Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED là gì?
Fed hay The Fed là viết tắt của từ Federal Reserve System được dịch là Hệ thống Ngân hàng trung ương Mỹ (hay còn gọi là Cục Dự trữ liên bang Mỹ).
Vai trò chính của FED là đảm bảo nền kinh tế và hệ thống tài chính của nước Mỹ hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả nhất.
Nếu như Mỹ có The Fed thì ở Việt Nam chúng ta có Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Trung Ương)
Fed là ai? Có thuộc quản lý của chính phủ Mỹ không?
“Fed” không chỉ là một tổ chức. Trên thực tế, Fed là một mạng lưới, bao gồm ba cơ quan chính:
- Hội đồng quản trị: Bao gồm bảy thành viên được tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện xác nhận. Với chức năng thiết lập chính sách về lãi suất, ban hành các quy định, giám sát các hoạt động ngân hàng và các Ngân hàng Dự trữ của các tiểu bang
- Ủy ban thị trường: Hội đồng Thống đốc cùng năm chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực. Với chức năng đặt mục tiêu lãi suất liên bang (lãi suất mà bạn thường nghe thấy nhất trên báo chí)
- Ngân hàng Dự trữ Liên bang: Mười hai ngân hàng tại các thành phố lớn trên cả nước Mỹ, bao gồm San Francisco, Chicago và Boston. Với chức năng giám sát các hoạt động ngân hàng trong khu vực chỉ định
về mặt lý thuyết Fed được cho là độc lập về mặt chính trị. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed được tổng thống bổ nhiệm và đã từng có trường hợp tổng thống cố gắng tác động đến Fed.

Vai trò của FED
Fed được thành lập với 2 mục tiêu chính gồm:
- Tối đa hóa việc làm cho lao động Mỹ
- Hỗ trợ giá cả ổn định (điều chỉnh lạm phát) điều tiết lãi suất trong ngắn và dài hạn
Cách hoạt động của FED
Dưới đây là một số công cụ quen thuộc mà Fed đang dùng:
1 Lãi suất
- Fed kiểm soát lãi suất ngắn và dài hạn.
- Việc hạ lãi suất sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát có thể tăng theo.
- Ngược lại, tăng lãi suất sẽ kìm hãm lạm phát.
- Việc tăng hoặc giảm lãi suất của Fed có thế ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản vay, lãi suất tiền gửi, lãi suất của thẻ tín dụng,…
2 Sự thao túng thị trường
- Cục Dự trữ Liên bang có thể mua và bán nợ của chính phủ Hoa Kỳ, điều đó có thểlàm ảnh hưởng đến thị trường tài chính Mỹ.
- Bằng cách mua nợ dài hạn, Fed có thể hạ lãi suất dài hạn, qua đó thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa.
- Fed cũng có thể mua chứng khoán, việc này có tác dụng như việc bom thêm tiền vào nền kinh tế—đây là lý do tại sao mọi người nói Fed “in tiền”.
3 Ứng biến với thị trường
- Nếu nền kinh tế gặp khó khăn, Fed có thể đưa ra một số cách ứng biến thích hợp để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
- Ví dụ nếu như việc nâng hạ lãi suất không phải là giải pháp đủ mạnh, Fed có thể mua trái phiếu chính phủ, mua nợ, cho vay,…
- Thông thường, Fed chỉ có thể sử dụng một hoặc hai công cụ cùng một lúc. Nhưng nếu nền kinh tế đang lao dốc không phanh, Fed có thể “All in” mọi công cụ nhất có thể.
Lịch sử chỉ ra rằng, trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Fed đã cắt giảm lãi suất cơ bản về 0 và mua hàng nghìn tỷ đô la chứng khoán thế chấp để giúp ổn định nền kinh tế. Nhưng Fed cũng sáng tạo: họ nỗ lực ngăn chặn các vụ phá sản hàng loạt của ngân hàng bằng cách dàn xếp các vụ mua lại Ngân hàng đang có nguy cơ phá sản(để các ngân hàng này không phá sản và tác động tiêu cực hơn đến nền kinh tế vốn đã đang rất khủng hoảng)

Một số công việc khác Fed thường làm
Ngoài điều chỉnh chính sách tiền tệ và lãi suất, kiểm soát lạm phát và ổn định việc làm, thì Fed còn có một số nhiệm vụ khác, bao gồm:
- Giám sát và quản lý các ngân hàng: Nhằm bảo vệ khách hàng, tăng cường an toàn trong các giao dịch tài chính và bảo vệ hệ thống tài chính của quốc gia
- Vận hành hệ thống thanh toán quốc gia: Fed hỗ trợ chuyển nhận tiền, phân phối tiền tệ, hợp tác tín dụng, và thanh toán séc
- Phát triển các quy định tài chính khác: Fed sẽ nghiên cứu và đưa ra các quy tắc tài chính mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác phải tuân theo
Lời kết
Tổng kết lại!
Fed là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ.
Fed thực hiện chính sách tiền tệ nhằm duy trì nền kinh tế đi đúng hướng, ổn định việc làm và điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát.
Fed cũng hoạt động để bảo vệ người tiêu dùng, giám sát các ngân hàng và hợp tác tín dụng để ngăn chặn hành vi rủi ro, bảo vệ hệ thống tài chính và thanh toán của quốc gia.
Bạn có suy nghĩ và kinh nghiệm như thế nào về Fed, cũng như các chính sách của Fed có trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và các khoản đầu tư của bạn không? Hãy để lại chia sẻ của bạn bằng cách để lại 1 bình luận bên dưới bài viết này nhé!
Câu hỏi thường gặp:
Fed có thuộc quản lý của chính phủ Mỹ không?
Không. về mặt lý thuyết Fed được cho là độc lập về mặt chính trị. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed được tổng thống bổ nhiệm và đã từng có trường hợp tổng thống cố gắng tác động đến Fed.
Các quyết định của Fed có ảnh hưởng đến Việt Nam?
Chắc chắn là có rồi. Không chỉ Việt Nam mà tình hình tài chính kinh tế, nhu cầu giao thương xuất nhập khẩu toàn cầu cũng có thể chịu ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) từ các quyết định của Fed.
Fed có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày của người dân không?
Có. Vì Các quyết định của Fed ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất vay, tỷ giá hối đoái và lạm phát. Ví dụ, khi Fed tăng lãi suất, chi phí vay mua nhà, xe hơi của bạn có thể tăng lên. Ngược lại, khi Fed giảm lãi suất, bạn có thể dễ dàng vay vốn hơn để tiêu dùng hoặc đầu tư.
Fed có quyền Ink tiền không?
Fed không trực tiếp phát hành tiền nhưng kiểm soát quá trình lưu thông tiền tệ thông qua các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,… Vì vậy nhiều người thường nói “Fed ink tiền” trong ngoặc kép.